Tìm hiểu chánh niệm là gì? Thực hành chánh niệm và thiền chánh niệm?

268 lượt xem - Posted on

Có thể bạn đã nghe qua chánh niệm là gì? Nhưng để hiểu chi tiết về chánh niệm thì phải tìm hiểu rất nhiều. Bài viết sẽ phân tích đơn giản và dễ hiểu nhất để bạn hiểu rõ hơn về chánh niệm, thiền chánh niệm và lợi ích về sức khỏe của thực hành chánh niệm.

Tìm hiểu chung về chánh niệm

Tiềm hiểu về chánh niệm là gì
Định nghĩa về chánh niệm đúng và dễ hiểu

Chánh niệm là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay, như một cách để chăm sóc sức khỏe và tinh thần. Nhưng không phải ai cũng biết và hiểu hết về nó. Vì vậy, hãy cùng mình tìm hiểu về chánh niệm là gì và lợi ích của chánh niệm trong đời sống?

Chánh niệm là gì?

Bắt nguồn từ Phật giáo, chánh niệm được hiểu là: “Nhận thức đầy đủ và không phán xét hiện tại, ngừng tiếc nuối ở quá khứ và không lo lắng ở tương lai”. Có một định nghĩa của Jon Kabat-Zinn về chánh niệm: “Chú tâm một cách đặc biệt, có chủ đích, an trú trong giây phút hiện tại và không phán xét”. Định nghĩa này đã theo sát ý nghĩa và mục đích của chánh niệm.

Lợi ích của chánh niệm là gì?

Chánh niệm là việc bạn đang nhận thức và hiểu rõ được những trạng thái bên trong và xung quanh con người bạn. Mục đích của chánh niệm là giúp bạn ngăn chặn các thói hư tật xấu và tránh xa các phản ứng tiêu cực trong cuộc sống. Trong lúc chánh niệm, bạn sẽ nhận thức rõ về thời điểm hiện tại, giúp bạn tận hưởng về thế giới xung quanh nhiều hơn và hiểu bản thân hơn.

Chánh niệm cũng giúp bạn nhận thức rõ hơn về dòng suy nghĩ và cảm xúc của mình. Để bạn biết cách tháo gỡ và thay đổi những suy nghĩ không có ích cho tinh thần. Chánh niệm mang lại nhiều lợi ích, bên cạnh lợi ích về tinh thần và rèn luyện khả năng tập trung chánh niệm còn có những lợi ích tốt cho sức khỏe như:

  • Giúp bạn cải thiện được trí nhớ và khả năng nhận thức
  • Giúp cải thiện được giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn
  • Giúp bạn có được cảm giác hạnh phúc hơn
  • Giúp giải tỏa được căng thẳng, trầm cảm, lo lắng trong công việc và đời sống
  • Giảm các triệu chứng đau đầu thường gặp như đau nửa đầu hoặc đau đầu mãn tính
  • Giúp bạn kết nối và trò chuyện với mọi người tốt hơn nhờ vào sự vui vẻ và hòa đồng
  • Giúp bạn giảm cân và cải thiện chứng rối loạn trong ăn uống nhờ vào cách ăn trong chánh niệm
  • Giúp kiểm soát được sự nóng nảy và tức giận trong con người bạn

Bạn đã hiểu được chánh niệm là gì, lợi ích mà chánh niệm đem lại cho sức khỏe tinh thần và thân thể. Để có kết quả như mong muốn, bạn hãy thực hành chánh niệm qua cách thực hành chánh niệm.

Cách thực hành chánh niệm

Cách thực hành chánh niệm

Thực hành chánh niệm qua 4 cách

Trong cuộc sống hằng ngày có thể bạn đang trải nghiệm chánh niệm một cách tự nhiên mà không hay biết. Bạn đã thực hành chánh niệm qua việc sống biết cảm nhận giây phút hiện tại, không quan tâm về quá khứ và suy nghĩ đến tương lai, sống với lòng biết ơn là mình đang sống. Và sau đâu là 4 cách thực hành chánh niệm bạn có thể tập trong cuộc sống hằng ngày.

Chánh niệm qua hơi thở

Chánh niệm qua hơi thở

Cảm nhận hơi thở trong thực hành chánh niệm

Sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi, bạn hãy thư giãn và kết nối với bản thân qua bài tập chánh niệm bằng hơi thở:

  • Đầu tiên, bạn ngồi thẳng lưng và thư giãn
  • Tập trung đưa sự chú ý của bạn đến hơi thở trong 1 phút đầu tiên
  • Hít thở tự nhiên nhất, chú ý thời gian hít vào và thở ra
  • Cảm nhận không khí đưa vào nhẹ nhàng mỗi lần hít và thải ra sau mỗi lần thở ra
  • Khi bạn cảm thấy bị mất tập trung, hãy đưa sự chú ý trở lại hơi thở

Chánh niệm qua nhận thức trong suy nghĩ và cảm xúc bản thân

Chánh niệm qua nhận thức trong suy nghĩ và cảm xúc bản thân
Đón nhận và cho đi suy nghĩ của bản thân qua chánh niệm

Chánh niệm không bắt buộc bạn phải là gạt bỏ suy nghĩ, làm cho tâm trí trở nên trống rỗng không suy nghĩ và không cảm xúc. Mà chánh niệm là giúp nhận thức những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân với thái độ chào đón, không phán xét và cho những suy nghĩ rời đi một cách nhẹ nhàng. Bạn thực hành như sau:

  • Hỏi bản thân: “Tôi đang suy nghĩ gì trong tâm trí ngay lúc này đây?”
  • Đưa ra cảm xúc và suy nghĩ hiện tại của bạn bằng cách trả lời như: “Tôi đang cảm giác lo lắng.”
  • Sau khi tiếp nhận cảm xúc hiện tại của bản thân, bạn tránh phán xét bản thân thay vào đó là tự trả lời: “Cảm giác này không đáng sợ, bạn không cần làm gì trong lúc này.”
  • Dần dần bạn học cách chấp nhận, để cảm giác trôi đi một cách tự nhiên mà không tự ép buộc bản thân.
  • Nếu bạn cảm thấy khó khăn và nghiêm trọng không thể tự giải quyết, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, người thân và đặc biệt là chuyên gia tâm lý nếu có thể.

Chánh niệm qua cách ăn

Chánh niệm qua cách ăn

Ăn trong chánh niệm như thế nào mới đúng?

Chánh niệm khi ăn là bạn chỉ tập trung vào việc ăn và không làm việc khác trong lúc ăn như: xem điện thoại, đọc sách, chơi game,… Thực hành ăn trong chánh niệm như sau:

  • Cảm nhận đến mùi vị của thức ăn
  • Tập trung vào hình dáng và màu sắc của thức ăn
  • Nhai thức ăn chậm rãi để cảm nhận được hương vị và xúc giác lúc ăn
  • Nên lấy đủ thức ăn, không bỏ thừa và ngừng ăn khi đã no

Chánh niệm qua cách đi bộ

Chánh niệm qua cách đi bộ
Cảm nhận bàn chân qua từng bước đi trong thực hành chánh niệm

Đi bộ trong chánh niệm khá đơn giản và bạn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào trong ngày khi đang đi bộ. Lúc mới tập bạn nên đi chậm và sau khi quen bạn có thể đi chánh niệm nhanh hay chậm tùy vào tốc độ cần thiết của bản thân. Cách thực hành đi chánh niệm như sau:

  • Cảm nhận được cảm giác của lòng bàn chân khi bạn tiếp xúc với mặt đường, vỉa hè, bãi cỏ, bãi cát, mặt đất,…
  • Cảm nhận từng cơ bắp khi đang đi bộ
  • Khi tâm trí bị phân tâm hãy mang cảm xúc của bàn chân trở lại và tiếp tục thực hiện như lúc đầu
  • Bạn có thể dành ít hay nhiều thời gian trong ngày để thực hiện đi chánh niệm đều được, tùy vào nhu cầu và khả năng của bản thân.

Mẹo thực hiện chánh niệm tốt hơn

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi tập thực hành chánh niệm, những lời khuyên sau đây có thể hữu ích, bạn có thể tham khảo:

  • Nên tập trung vào việc thực hiện một cách chánh niệm tại một thời điểm. Thực hiện quá nhiều cùng lúc dễ dẫn đến tình trạng mất tập trung.
  • Hãy đối xử tử tế với bản thân khi thực hành chánh niệm. Không nên phán xét hay tự trách bản thân nếu tâm trí chưa tập trung được. Hãy biết chấp nhận và đối xử với bản thân không phán xét và tập trung vào hiện tại.
  • Nên đặt ra một thời gian thích hợp nhất với bản thân và cụ thể trong ngày để thực hiện chánh niệm và bạn nên giữ thói quen này cho bản thân.
  • Bạn có thể thực hành chánh niệm trong khi ăn uống, đi bộ chứ không riêng thiền chánh niệm trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể chọn cách phù hợp chứ không ràng buộc bản thân.

Tìm hiểu về thiền chánh niệm

Tìm hiểu về thiền chánh niệm

Thiền chánh niệm trong sức khỏe tinh thần

Ngoài câu hỏi chánh niệm là gì? Thiền chánh niệm cũng đang được quan tâm vì nó là một phương pháp tập có ích cho sức khỏe. Hãy tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về định nghĩa, cách thực hành, lợi ích của thiền chánh niệm cũng như sự giống, khác nhau giữa thiền chánh niệm và thiền định.

Thiền chánh niệm là gì?

Thiền chánh niệm là phương pháp kết hợp giữ thiền với thực hành chánh niệm. Thiền chánh niệm là phương pháp rèn luyện tinh thần, giúp bạn giảm bớt những suy nghĩ, buông bỏ mọi phiền não để làm dịu nhẹ cả tâm trí và cơ thể của bản thân. Có thể định nghĩa thiền chánh niệm là: “Tập trung hoàn toàn vào hơi thở của hiện tại, chấp nhận những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nhưng không phán xét để nó rời đi nhẹ nhàng.”

Thực hành thiền chánh niệm

Cách thực hiện thiền chánh niệm cũng giống như thực hành chánh niệm qua nhận thức và cảm xúc của bản thân. Bạn có thể thực hành thiền chánh niệm với một nơi ngồi thoải mái và yên tĩnh. Bạn có thể mặc đồ tự do nhưng cần sự thoải mái và lịch sự.

Khi mới bắt đầu tập thiền chánh niệm bạn nên tập trong thời gian ngắn khoảng 5 phút để làm quen trước, sau đó thì tăng thời gian tập lên khoảng 30 phút. Sau khi thiền chánh niệm bạn nên dành một chút thời gian để cảm nhận bản thân đang ở đâu và quay về thực tại trước khi đứng dậy.

Lợi ích của thiền chánh niệm là gì?

Thiền chánh niệm giúp bạn rất nhiều trong việc cải thiện tính thần và sức khỏe. Tập mỗi ngày bạn sẽ cảm nhận được các lợi ích như:

  • Giảm căng thẳng hơn
  • Cải thiện nhịp tim
  • Giúp cải thiện khả năng miễn dịch
  • Giúp ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn

Thiền chánh niệm có giống thiền định không?

Trên thực tế thiền chánh niệm và thiền định là hai phương pháp thiền khác nhau, sự khác nhau cụ thể là:

  • Thiền chánh niệm nhân mạnh việc quan sát và chú tâm những gì xảy ra trong hiện tại với cảm nhận cảm xúc nhưng không phán xét.
  • Thiền định nhấn mạnh việc quan sát và duy trì ở một đối tượng duy nhất để tập trung vào tâm trí để không suy nghĩ lung tung.

Nói chung, thiền chánh niệm và thiền định niệm đều hướng người tập đến việc tập trung tâm trí nhanh hơn để nhìn thấu được bản chất mọi thứ trong cuộc sống và cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Vì vậy, bạn có thể tập thiền định hay thiền chánh niệm đều tốt.

Lưu ý khi thiền chánh niệm và tập chánh niệm là gì?

Lưu ý khi thiền chánh niệm và tập chánh niệm là gì?
Chánh niệm có thể hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu

Bạn nên hiểu rõ về khái niệm chánh niệm là gì và thiền chánh niệm là gì? Nhận thức được những lợi ích của chúng có thể đem lại cho bạn. Bạn không nên thúc đẩy bản thân bắt đầu thực hành ngay khi chưa hiểu rõ về cách thực hiện sao cho đúng và hiệu quả. Mặc dù chánh niệm và thiền chánh niệm mang lại nhiều lợi ích trong tinh thần và thân thể, nhưng nó không phải là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người.

Sau khi thực hiện, bạn cảm thấy không giúp kiểm soát được chứng rối loạn lo âu và căng thẳng thì bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý tâm lý để tìm được giải pháp tốt hơn cho tình trạng của bạn.

Ngoài ra, chánh niệm không phù hợp với người có chứng rối loạn tâm thần. Nên chuyên gia ý tế khuyên những người này không nên thực hiện thiền chánh niệm sâu dễ gây tình trạng nặng thêm và có thể tách khỏi thực tại khi thực hiện chánh niệm trong nhận thức suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

Kết luận

Bài viết đã giải đáp câu hỏi chánh niệm là gì? Ngoài ra, là tìm hiểu cách thực hành chánh niệm, tìm hiểu thêm về thiền chánh niệm và sự khác nhau của thiền chánh niệm và thiền định. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn biết thêm về chánh niệm bằng một cách dễ hiểu và đơn giản nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *